Tổng hợp những áng văn 9x bất hủ & hoàn toàn có thật. Cả nhà chịu khó.....đọc cho hết bài này !!!
Chỉ xét từ góc độ học và làm văn trong thời gian gần đây, học sinh ta có những đặc điểm gì?
Trí tưởng tượng phong phú?
Trong mấy ngày gần đây, cộng đồng mạng lại xôn xao khi chứng kiến một số bài văn “bất hủ” khác của một bạn học sinh trường Marie Curie , xin mời các bạn cùng lấy cảm hứng để đọc hết bằng một đoạn như sau:
…Trọng Thủy rút trong túi ra 2 tờ polime 2 lít (2ook vờ nờ đờ VND) giúi vào tay mỗi con rùa 1 tờ… 2 chú rùa làm bộ: “Chú cứ wan trọng hóa vấn đề, ko có thì bảo 2 anh 1 câu chứ cần zì fai thế nài =.=” Thôi chú vào đi, cần zì cứ pm 2 anh nhớ “…
… Long Vương nói: “Người đi tới hành lang bên kia, đâm thẳng xuyên thủng, rẽ lung tung, cứ thế là tới được room of Mỵ Châu”...
…2 vợ chồng gặp lại nhau, vui mừng như vừa hack được 100 Vcoin (OMG )…
Văn phân tích, bình tác phẩm
Trích bài văn, bình tác phẩm Tắt đèn
“Chị Dậu, như người ta vẫn nói “con giun xéo lắm cũng quằn”, đã nói với bọn lính lệ như thế này “Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem”. Và chị cho chúng nó xem thật.”
Không hiểu là xem cái gì nhỉ?
- "Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều."
Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau:
“…Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt “ngầu”: “vai năm tấc”, ” thân mười thước”- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: “Râu hùm, hàm én, mày ngài”. Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! ”
Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng “tài quá xá”! 1 điểm. ·
"Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ trong tác phẩm Đời thừa của nhà văn Nam Cao"
Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98…Thử hỏi con người “tài không cao, phận thấp, chí khí uất” sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không “Ðời thừa” sao được.
Bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân
“Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt” chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng…. mẹ.”
Lời phê của thầy giáo: “vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ”(O điểm)
Viết về nhân vật Thúy Kiều
Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:
“Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng.”
Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều.
Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: “… Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công “Vương Thúy Kiều” hay còn gọi là “Đoạn Trường Thất Thanh”. Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm “thất điên bác đảo” cả giới “hậu bối” chúng ta …”
Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: ” Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa… Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm “Tắt đèn” của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó…”
Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích “Những nỗi lòng tê tái".
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: “Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng”. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi…”